Bạn nhận thấy một số tài khoản (STK) ngân hàng lừa đảo, tấn công thông tin cá nhân? Bạn không muốn STK của người lạ (khác) chuyển tiền cho mình? Vậy đừng bỏ qua bài viết này, Laisuat sẽ giúp bạn biết cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng đơn giản, hiệu quả nhất. Cùng theo dõi nhé!
Có chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng được không?
Trong ngân hàng, việc chặn số tài khoản (STK) chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng hay còn gọi là Phong tỏa. Và bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu điều này với ngân hàng mình đang sử dụng dịch vụ. Ở mỗi ngân hàng sẽ có quy trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu phong tỏa tài khoản khác nhau.
Do đó, để yêu cầu chặn STK chuyển tiền của mình ở các ngân hàng. Bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin, cũng như lý do chính đáng để thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, việc chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng khá khó khăn và thường áp dụng trong những tình huống pháp lý rõ ràng. Vì vậy, bạn cần hết sức cân nhắc kỹ lưỡng trước khi yêu cầu vấn đề này.
Cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng
Cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng là điều không dễ dàng. Đôi khi ngân hàng còn không được quyền thực hiện yêu cầu này cho bạn. Do đó, bạn có thể áp dụng một số cách để hạn chế người khác chuyển tiền cho mình như sau:
Thay đổi STK ngân hàng
Thay đổi STK ngân hàng là một cách đơn giản và hiệu quả để ngăn chặn StK người khác chuyển tiền cho mình. Bạn có thể mang theo CMND/CCCD hoặc Hộ Chiếu đến trực tiếp chi nhánh/ PGD ngân hàng bạn đang mở tài khoản. Sau đó, yêu cầu thay đổi số tài khoản để sử dụng.
Như vậy, người chuyển sẽ không thể thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của bạn được nữa. Đồng thời, ở tài khoản mới, họ cũng không tìm được thông tin mới để chuyển tiền được.
Khoá tài khoản tạm thời
Bạn cũng có thể thực hiện việc khóa tài khoản ngân hàng của mình tạm thời. Điều này sẽ giúp ngăn chặn người khác chuyển tiền đến tài khoản mình ở các ngân hàng. Thông qua các hình thức như: Mobile Banking/ Internet Banking, tổng đài hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch,… Bạn đều có thể yêu cầu khoá tài khoản tạm thời mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào.
Yêu cầu phong tỏa tài khoản chuyển tiền cho mình
Nếu áp dụng 02 cách trên nhưng vẫn bị làm phiền và nhận tiền chuyển khoản từ những tài khoản không rõ nguồn gốc. Vậy bạn chỉ còn biện pháp cuối cùng đó là nhờ ngân hàng phong tỏa tài khoản đó. Tuy nhiên, việc làm này tương đối rắc rối và khả năng thành công không phải lúc này cũng đạt được.
Dưới đây là các bước yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng của một người khác:
- Bước 1: Gọi điện đến tổng đài ngân hàng hoặc đến trực tiếp chi nhánh/ PGD ngân hàng bạn đang sử dụng dịch vụ. Hãy tìm hiểu về thủ tục và điều kiện để tiến hành phong tỏa tài khoản của người khác.
- Bước 2: Bạn cần cung cấp các thông tin liên quan đến tài khoản muốn phong tỏa, nguyên nhân, các thông tin khác (nếu nhân viên yêu cầu),…
- Bước 3: Cung cấp một số thông tin cá nhân như: Số điện thoại, họ tên, ngày/ tháng/ năm sinh,… Để nhân viên ngân hàng xác minh danh tính của bạn.
- Bước 4: Làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, điền thông tin vào form đề nghị phong tỏa tài khoản (theo yêu cầu).
- Bước 5: Hệ thống ngân hàng tiếp nhận yêu cầu của bạn. Sau đó, sẽ tiến hành xem xét và tiến hành phong tỏa tài khoản nếu thông tin bạn cung cấp là đúng và chính đáng.
» Tìm hiểu thêm: Cách làm thẻ ngân hàng KBank Online miễn phí
Điều kiện để chặn STK chuyển tiền cho mình
Các ngân hàng chỉ chấp nhận yêu cầu chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng trong 02 trường hợp sau:
- Dựa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan có thẩm quyền ở đây có thể là: Toà án, cơ quan điều tra,… Ngân hàng bắt buộc phải thực hiện việc phong tỏa tài khoản ngân hàng của người được chỉ định. Nhằm phục vụ cho mục đích điều tra, tố tụng, thi hành án,…
- Dựa theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Đây là một trường hợp chính đáng mà yêu cầu chặn STM chuyển tiền của người khác sẽ được đáp ứng. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình, ngân hàng sẽ thực hiện yêu cầu của bạn.
Thủ tục chặn STK chuyển tiền cho mình
Cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị phong tỏa tài khoản ngân hàng (do nhân viên ngân hàng cung cấp).
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng.
- Các giấy tờ chứng minh quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có thể là: Giấy quyết định của Toà án, biên lai, hợp đồng,…
Các giấy tờ, thủ tục trên sẽ có sự thay đổi và bổ sung theo từng thời kỳ và tuỳ thuộc vào từng ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về thông tin này, bạn có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng mình đang sử dụng để có thông tin chính xác nhất.
Cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở nước ngoài
Bên trên là hướng dẫn cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng tại Việt Nam. Đối với tài khoản ngân hàng nước ngoài, để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn tài khoản, bạn cần dựa vào các nhân tố sau:
- Mối liên hệ: Để can thiệp trực tiếp lên tài khoản ngân hàng ở nước ngoài (không phải Việt Nam) cần có mối quan hệ và các hiệp định giữa Việt Nam và nước đó. Khả năng giải quyết được vấn đề cũng còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác và hiệp ước giữa hai bên.
- Luật của quốc gia đó: Luật pháp của Việt Nam và quốc gia bạn muốn can thiệp cũng khá quan trọng. Điều này khá phức tạp.
- Cơ quan có thẩm quyền: Bao gồm: Lực lượng cảnh sát, cơ quan quản lý tài chính, tổ chức pháp lý… Cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết yêu cầu của bạn.
- Thoả thuận giữa các bên: Bao gồm: Ngân hàng bạn đang sử dụng, ngân hàng nước ngoài, tổ chức có thẩm quyền, tổ chức pháp lý,… Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chặn STK bạn yêu cầu.
» Gợi ý thêm: Mất điện thoại có mất tiền trong tài khoản ngân hàng không?
Trường hợp nào nên yêu cầu chặn STK chuyển tiền cho mình?
Như đã nói ở trên, để áp dụng cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng. Bạn cần có lý do chính đáng, rõ ràng thì yêu cầu mới được chấp nhận. Do đó, bạn có thể tham khảo một số trường hợp sau để yêu cầu được đáp ứng sớm nhất có thể:
- Khi thông tin cá nhân bị tiếp cận và bị đánh cắp, thì việc yêu cầu chặn tài khoản để bảo vệ quyền lợi cá nhân.
- Khi phát hiện gian lận tài chính: Bạn cần có chứng cứ hoặc các nghi ngờ chính đáng về hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp. Lúc này, việc chặn STK của người khác là điều cần thiết.
- Nhận thấy có hành vi rút tiền từ tài khoản mà chưa được sự đồng ý từ chủ tài khoản. Cần báo ngay cho ngân hàng để chặn STK người khác, ngăn chặn giao dịch trái phép gây mất tiền trong tài khoản của mình.
- Khi thông tin tài khoản, thông tin thẻ, mã PIN, mã OTP bị lộ ra ngoài. Hãy liên hệ với ngân hàng để chặn tài khoản. Điều này giúp ngăn chặn các rủi ro liên quan.
Lưu ý khi chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng
Cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng bạn cũng cần lưu ý thêm các vấn đề sau:
- Hãy tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng.
- Khi yêu cầu chặn STK của người khác, thông tin cần chính đáng, rõ ràng.
- Cung cấp thông tin chủ sở hữu tài khoản đúng và đầy đủ.
- Một số ngân hàng có thể tính phí khi chặn STK chuyển tiền người khác. Bạn nên hỏi ngân hàng về khoản phí này để tránh bất ngờ khi yêu cầu.
- Theo dõi quá trình yêu cầu chặn STK chuyển tiền của người khác để biết chính xác quá trình xử lý đến đâu. Nếu thấy bất kỳ giao dịch không chính xác, giao dịch trái phép. Hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được giải quyết nhanh chóng.
Trên đây là chi tiết cách chặn STK chuyển tiền cho mình ở các ngân hàng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu có nhu cầu cần thực hiện, bạn có thể liên hệ ngay ngân hàng để có được hướng dẫn chi tiết và chính xác nhất nhé! Chúc bạn thực hiện thành công!