Hiện nay, có nhiều tin đồn về việc ngân hàng bị phá sản. Điều này khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Vậy, có những ngân hàng nào có nguy cơ phá sản tại Việt Nam? Danh sách các ngân hàng bị phá sản tại Việt Nam là ngân hàng nào? Ngay dưới đây, Laisuatvn.com sẽ giải đáp toàn bộ thông tin cho mọi người nắm rõ.
Ngân hàng phá sản là như thế nào?
Ngân hàng phá sản là tình trạng ngân hàng đó không còn đủ vốn để thực hiện các giao dịch hoạt hoạt động kinh doanh thông thường. Hiểu đơn giản, ngân hàng phá sản là mất hoàn toàn khả năng thanh toán với chủ nợ và khách hàng.
Điều này xảy ra khi ngân hàng đã cho vay quá nhiều tiền mà không nhận được tiền lãi hoặc các khoản đầu tư khác và không có lợi nhuận. Tuy nhiên, khi một ngân hàng phá sản thì Chính phủ và ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp giải quyết vấn đề.
Thông thường, Chính phủ sẽ chi trả khoản tiền bảo hiểm, tiền gửi để đảm bảo người dân không mất tiền. Sau đó, ngân hàng đó sẽ bị thanh lý hoặc tái cơ cấu để cải thiện tình hình tài chính và hoạt động trở lại.
Nguyên nhân ngân hàng phá sản
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản của một số ngân hàng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Giá trị tài sản của ngân hàng giảm xuống dưới mức giá trị thị trường các khoản nợ phải trả của ngân hàng
- Các khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận mà còn lỗ nặng nề
- Các sự cố thị trường, vấn đề phát sinh tác động đến tài chính của ngân hàng
- Rủi ro tài chính khi khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ được
- Ngân hàng không có hệ thống quản lý tài chính hiệu quả, các khoản đầu tư ngân hàng có thể rủi ro hoặc không mang lại lợi nhuận dự kiến.
- Nền kinh tế suy giảm, khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn việc thanh toán nợ hoặc không có nhu cầu vay vốn
Việc phá sản sản của một ngân hàng do một số nguyên nhân khác tồn tại đồng thời đơn lẻ. Quản lý tài chính hiệu quả và đưa ra hướng kinh doanh thích hợp là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng phá sản của ngân hàng.
Dấu hiệu một ngân hàng phá sản
Để nhận biết được một ngân hàng phá sản rất khó có thể đoán được. Bởi, với người thường như chúng ta sẽ không có thông nào khẳng định hoặc dự đoán trước tương lai của một ngân hàng. Ngay cả nhân viên ngân hàng cũng chẳng thể nhận ra.
Chỉ những người trong nghề, đứng đầu trong ngân hàng mới có thể đưa ra nhận định hoặc dự đoán. Do đó, khi ngân hàng tuyên bố phá sản thì bạn mới biết nó là phá sản mà thôi.
Tuy nhiên, không phải hoàn toàn không có cách. Bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Báo cáo tài chính ngân hàng để đưa ra dự đoán tổng quát về tình hình hiện tại của ngân hàng. Tuy nhiên, cần xem xét qua nhiều năm để có căn cứ xác đáng. Ngoài ra cũng xem xét báo cáo về dư nợ, công nợ của ngân hàng.
- Nếu một số lượng lớn khách hàng đồng loạt rút tiền, điều này có thể làm suy yếu tài chính của ngân hàng
- Khi bạn gửi tiền vào ngân hàng nhưng khi có nhu cầu rút thì ngân hàng không cung cấp được. Xét trong 1 – 2 đối tượng thì là chuyện thường nhưng nếu xảy ra với toàn bộ khách hàng, toàn bộ chi nhánh thì khả năng huy động vốn lưu động của ngân hàng gặp vấn đề.
- Nợ xấu của ngân hàng tăng lên đáng kể và ngân hàng không còn có khả năng thu hồi được khoản nợ này.
- Giá cổ phiếu của ngân hàng giảm mạnh trong thời gian ngắn.
- Ngân hàng liên tục ghi nhận các khoản lỗ trong một khoảng thời gian dài và không có dấu hiệu khả thi để đảo ngược tình trạng lỗ này.
Những dấu hiệu này thường sẽ không được giới truyền thông đề cập. Bởi, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm khó đề cập và chịu nhiều ràng buộc nên khó tìm thấy được bất kỳ thông tin về ngân hàng có nguy cơ phá sản. Thực tế, các dấu hiệu này đã giúp đưa ra các dự đoán gần chính xác cho bạn tham khảo.
Các ngân hàng ở Việt Nam phá sản có thật không?
Đã có ngân hàng nào ở Việt Nam phá sản chưa? Thực tế, hiện tại không có bất kỳ ngân hàng nào ở Việt Nam bị phá sản. Tuy nhiên, trong quá khứ thì đã có một số ngân hàng phá sản. Ví dụ như ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) vào năm 2016, ngân hàng TMCP Đại Tín (Trust Bank) vào năm 2015…
Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành can thiệp, chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn tình trạng này và bảo vệ lợi ích của khách hàng. Do đó, các ngân hàng ở Việt Nam đang được quản lý và điều hành chặt chẽ để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
Theo đó, trong lần thứ 4 tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đã có 3 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng gồm Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank).
Ngân hàng Vietcombank được giao quản trị và điều hành CBBank, Vietinbank quản trị điều hành Ocean Bank và GP Bank. Hiện tại, cả 3 ngân hàng đã hoạt động bình thường trở lại, kết quả kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể.
Sự thật về danh sách các ngân hàng bị phá sản tại Việt Nam
Hiện tại, trên mạng xuất hiện nhiều thông tin danh sách các ngân hàng bị phá sản tại Việt Nam. Vậy, thực hư ra sao? ngân hàng nào phá sản? Tìm hiểu thông tin nội dung tiếp theo dưới đây.
Ngân hàng SHB phá sản
Một số diễn đàn trực tuyến rầm rộ thông tin ngân hàng Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội SHB nằm trong danh sách các ngân hàng bị phá sản tại Việt Nam. Hoặc ngân hàng SHB nằm trong danh sách ngân hàng sắp phá sản. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính thống từ phía ngân hàng. Điều này đã tác động tiêu cực đến uy tín của ngân hàng này.
Theo báo cáo, tính đến năm 2022 thì:
- Tổng tài sản đạt gần 551 nghìn tỷ đồng
- Tổng vốn huy động đạt hơn 407 nghìn tỷ đồng
- Dư nợ cấp tín dụng gần 399 nghìn tỷ đồng
- Bộ đệm vốn tự có đạt 62.577 tỷ đồng
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng SHB tiếp tục được nâng cao với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9.689 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 24,7% thuộc top đầu các NHTM hiệu quả nhất Việt Nam. Các chỉ số an toàn, thanh khoản, quản lý rủi ro đều tốt so với các mức quy định của NHNN và theo chuẩn mực quốc tế.
Ngân hàng SHB luôn hướng đến hiệu suất cao kinh doanh thương mại nâng tầm trong tương lai. Do đó, với các điều trên thì ngân hàng SHB phá sản là thông tin thất thiệt. Bạn nên tìm hiểu và đối chiếu thông tin rõ ràng.
Ngân hàng Đông Á bị phá sản
Thông tin về việc phá sản của ngân hàng Đông Á bắt nguồn từ năm 2015. Ngân hàng Đông Á gặp một số vấn đề nghiêm trọng. Một số lãnh độ ngân hàng bị bắt về điều tra và xét xử do tham ô. Theo đó, liên quan đến việc đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình – Nguyên tổng giám đốc ngân hàng TMCP Đông Á và 20 đồng phạm trong vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tiếp theo đó, ngày 6/9/2019 trên website của ngân hàng ra thông báo chốt danh sách về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường. Những điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng yếu. Vì kinh doanh không tốt nên bị âm vốn sở hữu hàng chục ngàn tỷ đồng. Sau đó, ngân hàng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Khi đó, ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngân hàng Đông Á theo nhiều phương án, trong đó không có phương án phá sản. Đến tháng 10/2019, ngân hàng Đông Á ra phương án bán cổ phiếu để bổ sung vốn điều lệ.
Cho đến nay, ngân hàng đã tiến hành chào bán cho 100 nhà đầu tư số cổ phiếu riêng lẻ của mình. Giá trị cổ phiếu hiện tại của ngân hàng Đông Á là 10.000 đồng/phiếu. Như vậy, ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu nên thông tin ngân hàng Đông Á phá sản vẫn chưa chính xác.
>> Tìm hiểu thêm: Top cổ phiếu tốt nhất Việt Nam
Ngân hàng SCB sắp phá sản
Có lẽ, thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản là do mọi người đọc được trên các diễn đàn trao đổi. Đỉnh điểm là vào năm 2022 với các thông tin:
- Một số chi nhánh SCB đóng cửa do kinh doanh thua lỗ để thay đổi địa chỉ chi nhánh mới.
- Lãnh đạo bị bắt và điều tra. Theo đó, Bộ công an đã khởi tố và bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vạn Thịnh Phát – người được cho là cổ đông của SCB
- Tin buồn qua đời đột ngột của một thành viên trong Hội đồng quản trị SCb – ông Nguyễn Tiến Thành
- Hệ thống ngân hàng SCB gặp lỗi chuyển tiền
Tuy nhiên, đến nay ngân hàng SCB vẫn hoạt động bình thường và có những bước tiến mới. Ngân hàng đã vươn lên Top ngân hàng TMCP có quy mô lớn tại Việt Nam. Vào đầu năm 2020, ngân hàng SCB đã có mạng lưới rộng khắp với 239 điểm giao dịch tại 28 tỉnh thành và số lượng cán bộ nhân viên hơn 7.300 người.
Sau 3 năm tái cơ cấu, tính đến cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của ngân hàng SCB tăng vột lên 761.177 tỷ đồng, tăng 34%. Vậy nên việc ngân hàng SCB phá sản là không chính xác nha mọi người.
>> Đọc thêm: Có nên rút tiền SCB không?
Ngân hàng OCB chuẩn bị phá sản
Xuất phát từ việc nợ một khoản tiền khổng lồ khiến việc chi trả không được của ngân hàng. Điều này dẫn đến việc có tin đồn ngân hàng OCB phá sản. Tuy nhiên, trước tình hình này NHNN đã tái cơ cấu lại đã giúp ngân hàng hoạt động trở lại.
Tháng 1/2021, ngân hàng OCB chính thức niêm yết giá CP tại sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Chứng tỏ việc OCB đang không ngừng tăng trưởng trên cả thị trường chứng khoán. Ngân hàng cũng mở rộng với nhiều chi nhánh khắp tỉnh thành, với gần 6500 cán bộ nhân viên.
Do đó, bạn không nên sợ hãi hoặc dao động bởi tin ngân hàng OCB phá sản. Đây chỉ là thông tin không đúng sự thật, cần phải kiểm chứng.
Ngân hàng Vietinbank nguy cơ phá sản
Thông tin ngân hàng Vietinbank phá sản thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, không có một trang nào chính thống đưa tin về vấn đề này. Do đó, thông tin này lừa đảo, không đúng sự thật.
Theo đó, đây là một trong những ngân hàng thuộc nhóm “Big4 ngân hàng” tại Việt Nam. Nằm trong tóp 300 tên thương hiệu ngân hàng giá trị trên thế giới. Liên tiếp 6 lần đạt doanh nghiệp có dịch vụ đạt Thương hiệu vương quốc.
Ngân hàng Bảo Việt bị phá sản
Thông tin phá sản của ngân hàng Bảo Việt xuất phát từ nguy cơ mất vốn và tình hình nợ xấu của ngân hàng. Theo đó, đến hết năm 2019 tổng nợ xấu của ngân hàng ghi nhận gần 1.292 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm.
Tuy nhiên, không phải vì vấn đề đó dẫn đến việc phá sản. Hiện tại, ngân hàng Bảo Việt vẫn hoạt động ổn định, lợi nhuận tăng nhẹ. Do đó, việc phá sản của ngân hàng chưa chắc chắn.
Ngân hàng Nam Á phá sản
Nam Á Bank là thương hiệu ngân hàng ít được nhiều ai biết đến. Điều này khó tránh khỏi các tin đồn phá sản. Tuy nhiên, ngân hàng đã có nợ xấu tăng vọt lên đến hàng nghìn tủ đồng kèm việc nội bộ lãnh đạo không hiệu quả.
Tuy nhiên, tính đến cuối quý 1 năm 2013, tổng tài sản của NamABank đạt mức 194.370 tỷ đồng, tăng nhẹ 9,6% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt mức 128.130 tỷ đồng, tăng thêm 7,1 % so với ba tháng trước đó. Tiền gửi khách hàng tăng thêm 10% lên mức 137.560 tỷ đồng. Như vậy, với các con số này có thể bác bỏ được thông tin về ngân hàng phá sản.
Ngân hàng Eximbank nguy cơ phá sản
Có lẽ, vì sự thay đổi nhân sự cấp cao trong ngân hàng Eximbank trong thời gian qua khiến nhiều người lo lắng và đưa ra tin đồn về phá sản. Tuy nhiên, thông tin này chưa chính xác và chưa có sự lên tiếng từ ngân hàng.
Trong quý 1/2023, ngân hàng Eximbank tăng trưởng lợi nhuận dương, phần lớn đến từ việc cắt giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời, tổng tài sản ngân hàng giảm tới gần 1.372 tỷ đồng. Như vậy, tình hình ngân hàng vẫn còn trong tầm kiểm soát tốt.
Ngân hàng phá sản có sao không? Ảnh hưởng thế nào?
Mặc dù, việc ngân hàng phá sản chưa xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi về việc lỡ như ngân hàng phá sản thì thế nào?
Ngân hàng phá sản người gửi tiền ra sao?
Có lẽ, người gửi tiền vào ngân hàng sẽ lo lắng khi một ngân hàng phá sản. Bởi, họ sẽ mất trắng số tiền mình tích lũy, dành dụm được. Do đó, họ có xu hướng rút tiền ngay khi có thông tin phá sản.
Nếu ngân hàng phá sản trường hợp còn tiền thì sẽ thanh toán cho người gửi. Còn như không thì xem như khách hàng mất trắng. Bù lại, khách hàng sẽ được bảo hiểm gửi tiền đền bù 75 triệu với bất kỳ khoản tiền gửi này.
Ngân hàng phá sản người vay thế nào?
Nhiều bạn cho rằng, khi ngân hàng phá sản thì mình không cần phải trả nợ đã vay nữa. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì bắt buộc phải trả.
Bởi, theo quy định của Ngân hàng nhà nước khi phá sản thì ngân hàng sẽ thu hồi hết số nợ hiện tại. Nếu không được thì phải bán nợ đó cho tổ chức khác. Bên tổ chức mua khoản nợ đó sẽ thực hiện thủ tục thu hồi nợ cho đến khi được.
Trên đây là thông tin chia sẻ về thực hư danh sách các ngân hàng bị phá sản tại Việt Nam. Qua đó, cảnh báo cho mọi người gửi tiền nên cẩn thận, chọn ngân hàng uy tín để giao dịch, hạn chế rủi ro khi ngân hàng phá sản.