Hiện nay, ngân hàng OCB là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề OCB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân vẫn còn là điều thắc mắc đối với nhiều khách hàng. Ngoài ra còn có tin đồn ngân hàng OCB lừa đảo, cho vay lãi cao.
Vậy thực hư thông tin đó như thế nào và OCB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Hãy cùng Laisuat giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết sau đây!
Tông quan thông tin về ngân hàng OCB
?Tên giao dịch tiếng Việt | Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông |
?Tên giao dịch tiếng Anh | Orient Commercial Joint Stock Bank |
?Viết tắt | OCB |
?Swift Code | ORCOVNVX |
?Loại hình hoạt động | Doanh nghiệp cổ phần |
?Năm thành lập | 10 tháng 6 năm 1996 |
?Trụ sở chính | 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM |
?Vốn điều lệ | 8,767 tỷ (Tính đến Quý II/2020) |
?Hotline | 18006678 |
?Website | www.ocb.com.vn |
Ngân hàng OCB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Ngân hàng OCB có tên đầy đủ là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông, được thành lập vào ngày 10/06/1996. Sau nhiều năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, OCB hiện đang là ngân hàng phát triển mạnh với hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước.
OCB là ngân hàng được thành lập từ nguồn vốn của các cá nhân trong và ngoài nước, không có nguồn vốn từ nhà nước nên OCB là ngân hàng tư nhân.
Tuy nhiên, mặc dù là ngân hàng tư nhân nhưng mọi hoạt động của ngân hàng OCB vẫn chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Phương Đông (OCB)
- Năm 1996, ngân hàng OCB được chính thức thành lập và đi vào hoạt động tại thị trường tài chính Việt Nam.
- Năm 2007, ngân hàng OCB tiến hành hợp tác chiến lược với BNP Paribas và tăng tổng tài sản vốn lên 11.000 tỷ đồng.
- Năm 2008, ngân hàng OCB triển khai hệ thống ngân hàng lõi tốt nhất Việt Nam.
- Năm 2013, ngân hàng OCB tăng tổng tài sản vốn lên 33.000 tỷ đồng.
- Năm 2015, ngân hàng OCB khởi động dự án Basel II dưới sự hướng dẫn của DBS Singapore.
- Năm 2016, OCB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm 3 ngân hàng dẫn đầu và tăng tổng tài sản lên đến 65.000 tỷ đồng.
- Năm 2017, ngân hàng OCB hoàn thành dự án Basel II và tăng tổng tài sản lên gần 85.000 tỷ đồng.
- Năm 2019, OCB vinh dự đạt được giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á.
Các sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng OCB
OCB được đánh giá là một ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ. Dưới đây là tổng hợp các sản phẩm, dịch vụ hiện đang được hỗ trợ tại ngân hàng OCB:
Sản phẩm gửi tiết kiệm
Ngân hàng OCB hỗ trợ khách hàng đa dạng các gói gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn và mức lãi suất hấp dẫn.
Khi sử dụng các gói sản phẩm gửi tiết kiệm tại OCB, khách hàng sẽ được hưởng các ưu điểm sau:
- Có thể sử dụng sổ tiết kiệm OCB làm tài sản đảm bảo khi khách hàng có nhu cầu vay thế chấp tại ngân hàng.
- Khi khách hàng hoặc người thân của khách hàng xin visa đi du lịch hoặc du học, thanh toán học phí tại các trường ở nước ngoài, sổ tiết kiệm OCB được chấp nhận như một phương thức chứng minh tài chính.
- Hình thức trả lãi linh hoạt, khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả lãi định kỳ hoặc cuối kỳ.
- Có thể giao dịch tiết kiệm tại tất cả các chi nhánh OCB trên toàn quốc với mạng lưới các chi nhánh dày đặc, vô cùng thuận tiện.
- Đảm bảo bảo mật tuyệt đối mọi thông tin liên quan đến tài khoản tiết kiệm của khách hàng.
Sản phẩm vay vốn
OCB cung cấp cho khách hàng đa dạng các gói vay tín chấp, thế chấp với hồ sơ đơn giản, lãi suất thấp và hỗ trợ giải ngân nhanh chóng.
Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo các gói vay khác tại ngân hàng OCB, bao gồm:
- Gói vay TOP – UP: Đây là gói vay tín chấp hỗ trợ khách hàng chủ động trong việc tiêu dùng với hạn mức tối đa 200 triệu đồng trong thời hạn 60 tháng.
- Gói vay thế chấp dành cho khách hàng mua bất động sản: Đây là gói vay rất tốt hỗ trợ khách hàng vay với mục đích mua nhà, sửa nhà… với lãi suất và chính sách cực kỳ ưu đãi.
- Gói vay tín chấp COM – B: Đây là gói vay tiêu dùng dành cho khách hàng với hạn mức từ 10 – 70 triệu đồng trong thời hạn từ 6 – 36 tháng mà không cần thế chấp tài sản.
Xem thêm: Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ OCB
Sản phẩm thẻ OCB
Hiện nay, ngân hàng OCB đang phát hành 2 sản phẩm thẻ là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi như:
- Miễn phí thường niên cho khách hàng.
- Áp dụng các khuyến mãi trong quá trình sử dụng thẻ như tích điểm đổi quá, hoàn tiền, giảm giá, chiết khấu…
- Liên kết thẻ OCB với các kênh tiện ích khác để hỗ trợ thanh toán hóa đơn
- …
Các sản phẩm khác
Ngoài các sản phẩm nêu trên, OCB còn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm khác như:
- Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ
- Dịch vụ gửi và nhận tiền quốc tế
- Kiều hối và mua bán ngoại tệ
Ngân hàng OCB có uy tín không?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta hãy cùng nhìn lại các thành tựu mà ngân hàng OCB đã đạt được trong những năm qua:
- Năm 2018, ngân hàng OCB được tạp chí Tài chính Quốc tế – International Finance Magazine công nhận là ngân hàng đột phá nhất Việt Nam.
- Đồng thời, năm 2018 cũng là năm ngân hàng OCB nằm trong top 100 thương hiệu Sao vàng đất Việt.
- Năm 2019, ngân hàng OCB đã tăng bậc xếp hạn rủi ro lên mức thứ Ba theo đánh giá của tổ chức xếp hạng uy tín nhất thế giới hiện nay mà tại Việt Nam, chỉ có một số ngân hàng được đánh giá ở mức tương tự ngân hàng OCB.
- Tháng 6 năm 2019, OCB lại một lần nữa được tạp chí Tài chính Quốc tế đánh giá là ngân hàng đột phá nhất Việt Nam.
- Năm 2020, OCB vinh dự nhận được giải thưởng Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam.
- Tháng 9 năm 2020, OCB được vinh danh trong bảng xếp hạng Fast 500.
- Cuối năm 2020, OCB đạt giải thưởng ngân hàng uy tín nhất năm 2020.
Với loạt thành tích khủng như vậy, có thể khẳng định rằng OCB là ngân hàng uy tín hàng đầu tại thị trường Việt Nam.
Thông tin OCB lừa đảo cho vay lãi suất cao có phải sự thật?
Trước hết, chúng tôi có thể khẳng định rằng tin đồn OCB lừa đảo cho vay lãi cao là không đúng sự thật.
Các gói vay tại OCB luôn đảm bảo lãi suất thấp, cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Nguyên dân dẫn đến tin đồn OCB lừa đảo cho vay lãi cao xuất phát chủ yếu từ 4 lý do sau:
Chưa tìm hiểu rõ về sản phẩm vay
Đây là nguyên nhân phổ biến khi khách hàng không hiểu rõ bản chất của sản phẩm vay.
Chẳng hạn, khi khách hàng vay thế chấp thì khách hàng buộc phải thế chấp tài sản. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và định giá tài sản thế chấp của bạn để xác định giá trị gói vay của bạn.
Thông thường, định giá gói vay sẽ khoảng 70 – 80% giá trị tài sản thế chấp. Và do đó, nhiều khách hàng nghĩ rằng ngân hàng cố tình định giá thấp để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Tuy nhiên, ta cần hiểu rằng tài sản khách hàng thế chấp là tài sản đảm bảo cho lợi ích của ngân hàng để đề phòng rủi ro khách hàng không trả nợ. Nếu ngân hàng định giá quá cao thì khi rủi ro đó xảy ra, ngân hàng sẽ là bên chịu thiệt.
Chưa nắm rõ cách tính lãi suất của ngân hàng
Hiện nay, ngân hàng OCB đang áp dụng 2 hình thức tính lãi suất phổ biến là lãi suất dựa trên dư nợ gốc và lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần.
Tùy thuộc vào sản phẩm vay mà ngân hàng sẽ áp dụng cách tính lãi suất tương ứng. Do đó, việc nhân viên tư vấn không tư vấn rõ cho khách hàng cách tính lãi hoặc khách hàng tính sai cách sẽ dẫn đến hiểu lầm ngân hàng OCB lừa đảo.
Khách hàng không đọc kĩ hợp đồng
Đa phần khách hàng đi vay rất lười đọc các điều khoản trong hợp đồng. Đến khi xảy ra phát sinh thì có thái độ bất bình trong khi vấn đề đó đã được quy định rõ trong các điều khoản của hợp đồng.
Từ đó cũng dẫn đến việc khách hàng có suy nghĩ sai lệch đến sự uy tín của ngân hàng.
Các đối tượng giả danh nhân viên OCB để mời khách vay
Hiện tại, đã có rất nhiều đối tượng giả danh là nhân viên của ngân hàng OCB để mời chào khách hàng các gói vay với thủ tục cực kỳ đơn giản, không cần thế chấp.
Khách hàng khi vay tại các đối tượng này phải chịu lãi suất cao, lãi suất tăng trong quá trình vay và phát sinh nhiều chi phí khác.
Do đó, khách hàng cứ nghĩ ngân hàng OCB lừa đảo cho vay lãi cao nhưng thực tế đơn vị mà khách hàng đang vay không phải là ngân hàng OCB.
- Gợi ý: Cách xóa tài khoản OCB OMNI
Bài viết đã giải đáp cho bạn OCB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân và thực hư thông tin OCB lừa đảo cho vay lãi cao. Hy vọng qua đó, bạn có thể an tâm hơn về độ uy tín của ngân hàng để có thể tin tưởng sử dụng các dịch vụ tại OCB nhé.