Private Bank là một dịch vụ ngân hàng chuyên biệt chỉ dành riêng cho những khách hàng có tài sản khủng. Vậy Private Bank là gì? Private Bank ở Việt Nam có ngân hàng nào? Hãy để laisuat giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này trong bài viết sau nhé!
Private Bank là gì?
Private Bank là một dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế giới. Dịch vụ này ra đời, nhằm phục vụ các cá nhân có giá trị tài sản đáng kể (HNWI – giá trị tài sản ròng cao). Các sản phẩm mà dịch vụ Private Bank mang lại bao gồm: Bảo hiểm, quản lý tài sản, đầu tư, y tế, thuế, lập kế hoạch di sản,….
Khác biệt hoàn toàn so với các dịch vụ ngân hàng thông thường. Private Bank cung cấp dựa trên cơ sở cá nhân hoá cho từng nhu cầu của khách hàng khác nhau. Dịch vụ được cung cấp thông qua bộ phận Private Banker hoặc Relationship Manager (Quản lý quan hệ khách hàng).
Do đó, đội ngũ nhân viên thuộc bộ phận này cũng được ngân hàng và các tổ chức tài chính lựa chọn những nhân viên kinh nghiệm, am hiểu các mảng liên quan tài chính và ngân hàng. Khi khách hàng có lương lớn tài sản cần giữ gìn hoặc bảo tồn, chuyển nhượng. Khách hàng có thể tìm tới dịch vụ Private Bank được thiết kế riêng biệt. Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đặc thì cho từng cá nhân, gia đình.
Đặc quyền khi sử dụng Private Bank
Private Bank là một dịch vụ cao cấp mà ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới triển khai. Chính vì vậy, khi khách hàng sử dụng dịch vụ này sẽ hưởng được rất nhiều lợi ích mà Private Bank mang lại.
Bao gồm:
- Vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Gửi tiết kiệm với lãi suất cao.
- Được sử dụng dịch vụ cho thuê két sắt miễn phí.
- Những khách hàng kinh doanh quốc tế, tham gia hoạt động xuất nhập khẩu khi thực hiện giao dịch thanh toán được nhận tỷ giá thấp hơn so với các khách hàng thông thường.
- Được trải nghiệm các quỹ đầu tư đặc biệt thuộc đối tác hoặc chi nhánh con của ngân hàng.
- …
Các dịch vụ Private Bank cung cấp
Hiện nay, dịch vụ Private Bank cung cấp rất nhiều dịch vụ nổi bật dành cho khách hàng như:
- Tư vấn đầu tư, quản lý tài sản: Private Banker đóng vai trò là cố vấn để giúp khách hàng có những kế hoạch cho khoản đầu tư đúng đắn.
- Tư vấn lập kế hoạch di sản: Nếu khách hàng chưa am hiểu về kế hoạch lập di sản, di chúc, thì dịch vụ Private Bank có thể giúp khách hàng trao đổi các thông tin quan trọng nhất.
- Cho vay: Được hưởng các khoản vay với lãi suất ưu đãi. Bao gồm vay mua bất động sản đầu tư hoặc bất động sản thương mại.
- Ưu đãi lãi suất, định giá tài khoản tiền gửi: Những khách hàng sử dụng dịch vụ Private Bank sẽ được hưởng lãi suất cao hơn ở các loại tài khoản: Tài khoản tiết kiệm, tài khoản Séc, tài khoản thị trường tiền tệ.
- Quản trị tín dụng và dòng tiền: Các ngân hàng cung cấp các hạn mức tín dụng với lãi suất ưu đãi. Đồng thời, tạo ra dòng tiền từ tài sản kém thanh khoản để quản lý chi phí kinh doanh, giảm thiểu rủi ro thua lỗ.
- Tư vấn kế hoạch tài chính: Đội ngũ nhân viên Private Banker dày dặn kinh nghiệm sẽ tư vấn về kế hoạch tài chính quan trọng cho khách hàng. Chẳng hạn như: tiết kiệm tiền cho con cái, chi tiền cho mua nhà bao nhiêu,…
- Tư vấn thuế: Private Banker có thể thay mặt khách hàng để can thiệp các vấn đề thuế. Giúp khách hàng giảm thuế về mức thấp nhất.
» Gợi ý thêm: Khách hàng Private MB là gì?
Cách thức hoạt động của Private Bank
Private Bank hoạt động khá đơn giản, mang tính nhanh chóng và chuyên nghiệp. Với mỗi khách hàng, sẽ có một nhân viên với chức danh Private Banker được ngân hàng chỉ định để xử lý mọi vấn đề cho khách hàng.
Cụ thể:
- Sắp xếp khoản thế chấp.
- Thanh toán hoá đơn.
- Tư vấn và lập kế hoạch đầu tư.
- Quản lý đầu tư.
- Lập kế hoạch nghỉ hưu, chuyển giao tài sản.
- …
Private Banker sẽ là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu tất cả các mảng liên quan. Từ đó, tư vấn những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Và khách hàng chính là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Private Banking ở Việt Nam gồm ngân hàng nào?
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều đang cung cấp dịch vụ Private Banking. Bao gồm các ngân hàng:
- Ngân hàng BIDV
- Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng MB Bank
- Ngân hàng Sacombank
- Ngân hàng Vietinbank
- Ngân hàng TP Bank
- Ngân hàng VIB
- Ngân hàng ACB
- …
Theo báo cáo của Tập đoàn Knight Frank năm 2022, dân số siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng đến 26% cho đến năm 2026. Do đó, dịch vụ Private Banking trong tương lai sẽ khá phát triển. Điều này càng khẳng định rằng, dịch vụ Private Banking càng được chú trọng bởi hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai.
Các ngân hàng Private Banking nổi tiếng trên thế giới
Dịch vụ Private Banking được rất nhiều các tổ chức tài chính, ngân hàng nổi tiếng trên thế giới triển khai. Hầu hết, các ngân hàng này đều có điểm chung là sự uy tín, mạng lưới hoạt động rộng khắp và sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ khách hàng có tài sản khủng.
Sau đây là một số ngân hàng, tổ chức Private Banking nổi bật trên thế giới:
- UBS Wealth Management
- Morgan Stanley Private Wealth Management
- BoA Merrill Lynch
- Credit Suisse Private Banking
- Royal Bank Of Canada
- Citi Private Bank
- J.P. Morgan Private Bank
- BNP Paribas
- HSBC
- Goldman Sachs
- …
Điều kiện mở dịch vụ Private Bank
Để mở dịch vụ Private Banking, khách hàng phải sở hữu lượng tài sản đáng kể. Đồng thời, đáp ứng các điều kiện theo quy định của ngân hàng sau:
- Khách hàng có tài sản thanh khoản cao, khả năng đầu tư cao tối thiểu 1.000.000 USD.
- Tài sản quy định chỉ dựa vào tài sản dễ chuyển đổi tiền mặt. Không bao gồm các tài sản như: Đồ sưu tập, bất động sản,…
- Tiền gửi tối thiểu, tài khoản lưu trữ tuổi giả, tài khoản đầu tư,… Cần có số dư tối thiểu theo quy định của ngân hàng để hưởng được trọn vẹn quyền lợi được cung cấp.
» Tìm hiểu thêm: Treo tiền ngân hàng là gì?
Nên sử dụng dịch vụ Private Bank không?
Để giúp khách hàng đưa ra lựa chọn nên sử dụng dịch vụ Private Bank hay không. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những ưu điểm, nhược điểm mà dịch vụ này mang lại cho khách hàng sau đây:
Ưu điểm
- Đảm bảo quyền riêng tư: Điều này giúp thông tin và những giao dịch của khách hàng được bảo mật một cách tuyệt đối. Các giao dịch luôn được thực hiện an toàn, hiệu quả.
- Hưởng giá ưu đãi: Khách hàng nhận được nhiều lợi ích về giá chiết khấu hoặc ưu đãi cho các sản phẩm/ dịch vụ tại ngân hàng. Chẳng hạn như: lãi suất ưu đãi với các khoản vay, tín dụng,… Nhận lãi suất cao với các khoản tiền gửi, giao dịch liên doanh xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái,…
- Cơ hội tiếp cận nguồn đầu tư lớn: Đối với những ngân hàng tư nhân sẽ cung cấp cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư lớn, uy tín nhất. Mà những nhà đầu tư nhỏ, lẻ bình thường sẽ không có cơ hội tiếp cận được.
- Dịch vụ toàn diện (One – Stop – Shop): Chỉ cần liên lạc với một chuyên viên Private Banking là có thể tiếp cận với các dịch vụ/ sản phẩm ngân hàng cung cấp.
- Mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng: Bên cạnh lợi ích mang lại cho khách hàng. Ngân hàng cũng hưởng được nhiều lợi ích từ dịch vụ Private Banking này. Chẳng hạn như: Được bổ sung nguồn tiền từ khách hàng vào tổng tài sản AUM, nhận được khoản phí đáng kể từ việc quản lý các sản phẩm mà dịch vụ Private Banking mang lại cho khách hàng (bao gồm: Đầu tư, vay vốn,…).
Nhược điểm
Ngoài các ưu điểm nổi bật kể trên, dịch vụ Private Banking cũng tồn tại những hạn chế như:
- Sản phẩm/ dịch vụ còn hạn chế: Mặc dù ngân hàng cung cấp dịch vụ khác nhau, có tính chuyên nghiệp, tính pháp lý. Tuy nhiên, so với các chuyên gia ở các loại hình đầu tư cụ thể khác thì chưa có tính sáng tạo, chuyên nghiệp bằng.
- Khó khăn về mặt pháp lý: Mặc dù sinh lợi nhuận cao, nhưng Private Banking vẫn tồn tại nhiều thách thức cho các ngân hàng. Ngân hàng tư nhân phải làm việc trong khung pháp lý nghiêm ngặt hơn, minh bạch hơn. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm báo cáo. Từ đó, việc cấp giấy phép cho chuyên viên Private Banking cũng trở nên khắt khe hơn rất nhiều.
Bài viết tổng hợp các thông tin về Private Bank giúp bạn giải đáp được thắc mắc Private Bank là gì rồi nhé! Tìm hiểu thật kỹ điều kiện, cũng như các dịch vụ Private Bank cung cấp để có được lựa chọn phù hợp bạn nhé!