Cosmos là hệ sinh thái đang được nhiều người trong giới crypto quan tâm gần đây. Nhất là khi đồng token của hệ sinh thái này có sự biến động lớn – ATOM. Năm 2021 là năm bùng nổ thực sự ấn tượng của Cosmos, nhiều người đánh giá cao những dự án được xây dựng trên Cosmos. Vậy bạn có muốn tìm hiểu những thông tin về hệ sinh thái Cosmos (Atom) cùng laisuat ngay trong bài viết này không? Hãy theo dõi nhé.
Hệ sinh thái Cosmos (Atom) là gì?
Cosmos là mạng lưới phi tập trung gồm những blockchain kết nối với nhau qua giao thức IBC. Nhằm mở rộng quy mô và tăng khả năng tương tác giữa các blockchain. Cosmos đã giải quyết được 3 vấn đề quan trọng hiện nay:
- Khả năng liên kết: Nhờ vào cầu nối IBC do Cosmos tạo ra mà các blockchain tương tác được với nhau dễ dàng.
- Khả năng mở rộng: Cosmos tạo ra các zone dựa trên nền tảng Cosmos SDK để giúp mạng lưới Ethereum phát triển đồng đều hơn, vì hiện nay có rất nhiều dự án phát triển.
- Khả năng nâng cấp: Mục tiêu cosmos hướng đến là khả năng cập nhật tốt ngay khi nâng cấp lên các phiên bản mới.
Token của hệ sinh thái Cosmos
TOM là token chính thức của hệ sinh thái Cosmos – mạng lưới Cosmos Hub với các vai trò:
- Thanh toán: cho phép nhận, gửi ATOM ngay trên ví Blockchain. Ngoài ra ATOM còn dùng để staking, trả phí gas…
- Stake ATOM chạy node Validator, duy trì được những tính năng bảo mật mạng cao.
- Trong tương lai, khi sử dụng các dịch vụ hoặc truy cập sẽ được trả tiền bằng token ATOM.
Thông tin về token Atom:
- Name: Cosmos Hub
- Ticker: ATOM
- Mạng lưới: Cosmos Hub
- Cơ chế đồng thuận: PoS
- Tổng nguồn cung: 284,010,631 ATOM
- Cung ước tính lưu thông: 226,226,027 ATOM
>>Xem thêm: Mã cổ phiếu ngành công nghệ thông tin
Token ATOM Allocation:
- Kêu gọi vốn cộng đồng: 67,86% tương ứng 12.000.000 ATOM với giá là 0,025 USD.
- Vòng hạt giống: 5,08% tương ứng 16.618.400 ATOM với giá 0,080 USD.
- Vòng chiến lược: 7,03% tương ứng 160.293.050 ATOM với giá 0,100 USD.
- Đội ngũ Tendermint: 10,03% tương ứng 23.690.755 ATOM>
- Nhà sáng lập Interchain: 10% tương ứng 23.619.896 ATOM.
Mảnh ghép của hệ sinh thái Cosmos
Hệ sinh thái Cosmos với nhiều mảnh ghép được hợp tác cho người dùng có thể sử dụng. Một số mảnh ghép của hệ sinh thái này đó là:
Mảnh ghép của Cosmos trên Cosmos Hub
Osmosis và Emeris là 2 dự án nổi bật của Cosmos Hub trong thời gian qua. Osmosis đại diện cho AMM DEX đầu tiên được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK và hoạt động trong hệ sinh thái Cosmos. Tính linh hoạt chính là đặc điểm đặc biệt của Osmosis.
Emeris chính là nền tảng để Gravity DEX phát triển UX/UI. Cosmos đã phát triển Gravity DEX từ tháng 9/2020, được ủng hộ từ rất nhiều người.
Mảnh ghép liên kết với cầu nối IBC
Akash Network (Akash)
Akash Network là thị trường điện toán và minh bạch, mang tính phi tập trung. Dùng để kết nối những người cần tài nguyên máy tính với người có năng lực tính toán để cho thuê.
Iris Network (IRIS)
Iris Network là trung tâm dịch vụ cross-chain dành cho các DApps thế hệ mới. Nó được xây dựng trên IRIS Hub, Cosmos-SDK cho phép tương tác Cross-chain và cung cấp Module để hỗ trợ DeFi.
Cronos
Cronos được xây dựng trên Cosmos SDK. Cũng chính là mã nguồn mở của crypto. Cronos là blockchain phi tập trung, tương thích với máy ảo ETH. Cronos cho phép chuyển hợp đồng thông minh từ ETH và EVM Compatible đến Cosmos dễ dàng và nhanh chóng.
Persistence (XPRT)
Persistence cũng là một Blockchain trong hệ sinh thái Cosmos. Persistence mong muốn trở thành cầu nối của các nền tài chính phi tập trung về kinh tế truyền thống, giúp phát triển những ứng dụng DeFi trong mảng NFTs.
- Xem thêm: Sàn giao dịch coin lớn nhất thế giới
Sentinel Network
Sentinel Network là một lớp mạng thực hiện p2p, phi tập trung, và cung cấp thị trường. Sentinel cho phép mọi người tự tạo ra mạng Công cộng và Riêng tư (Public and Private). Cho phép khách hàng trở thành nhà cung cấp và người tiêu dùng mạng.
Sentinel sử dụng staking và multi-sig, locking trực tiếp từ Tendermint core, Cosmos SDK. Nhằm mục đích xóa bỏ hoàn toàn các nhược điểm của những giao thức thế hệ trước chính là không mở rộng được do các hạn chế của blockchain.
Sifchain
Sifchain là sàn giao dịch tiền ảo phi tập trung trên onmi chain đầu tiên thế giới, Sifchain lấy cảm hứng từ Thor chain và được xây dựng dựa trên blockchain Cosmos.
Được xây dựng dựa trên Cosmos SDK, Sifchain có thể xử lý nhiều số lượng giao dịch trong thời gian ngắn so với Ethereum, hiệu quả nhận được gấp 100 lần so với các DEX top đầu hiện tại. Chính vì vậy mà chi phí thấp và giao dịch nhanh hơn.
Bandchain
Là một Proof-of-Stake Blockchain được xây dựng dựa trên Cosmos dựa vào việc sử dụng Tendermint và Cosmos SDK.
Mảnh ghép trên nền tảng Blockchain riêng biệt
Terra
Một Blockchain nổi bật trong hệ sinh thái Cosmos. Ban đầu Terra được nhiều người biết đến với những ứng dụng thanh toán rất nổi tiếng như Chai, Memepay, dùng đồng tiền ảo UST của Terra để thanh toán. Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 10/2020, sau khi bản cập nhật Columbus-4 ra đời, Terra đã có riêng Smart contract, chính thức xây dựng một hệ sinh thái riêng biệt.
THOR Chain
THOR Chain là giao thức thanh khoản chuỗi chéo phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Tendermint & Cosmos-SDK. THOR Chain cung cấp những giải pháp về thanh khoản, swap ngay lập tức những tài sản crypto trong mạng lưới.
Mô hình của THOR Chain có các Pool thanh khoản kèm theo những tài sản crypto sẽ được staking vào trong pool này. Người chơi khi thực hiện staking sẽ kiếm được chi phí tương ứng. Đồng thời, các pool và những tài sản crypto này sẽ được sử dụng cung cấp các tính năng swap tức thì, lending, các dịch vụ borrowing hay các dịch vụ thanh toán khác.
Kava
Kava là một Blockchain trong hệ sinh thái Cosmos xây dựng trên nền tảng Cosmos SDK. Giống như Crypto.com, Binance Chain (không phải Binance Smart Chain), Terra,… Lúc đầu, Kava chỉ làm về mảng Lending với Stablecoin là USDX, được sử dụng cho các Crypto Asset phổ biến như: BTC, ATOM, XRP, BNB…
Nhưng ngay sau đó, Kava đã mở rộng hệ sinh thái, phát triển Kava Lend vào tháng 9/2020, tiếp đó là Kava Swap vào tháng 8/2021.
Secret Network (SCRT)
Secret Network (SCRT) là một smart contract platform được xây dựng trong hệ sinh thái Cosmos dựa trên nền tảng Cosmos SDK. Trọng tâm của dự án là chú trọng vào quyền riêng tư.
Đánh giá hệ sinh thái Cosmos
Thông qua các thông tin cụ thể về hệ sinh thái Cosmos thì có thể đánh giá thông qua điểm ưu và nhược điểm sau đây.
Ưu điểm
- Hệ sinh thái Cosmos sẽ trở thành dự án Internet-of-Blockchain giúp kết nối chuỗi blockchain.
- Dự án được rất nhiều quỹ đầu tư lớn.
- Cosmos tập trung sử dụng công nghệ Tendermint, COSMOS Hub và kết hợp thuật toán PoS giúp mô hình hoạt động của Cosmos có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn.
- Cosmos SDK giúp đơn giản hóa quá trình xây dựng blockchain bảo mật nằm lớp trên cùng của Tendermint BFT. Cosmos SDK cho phép những nhà phát triển tạo ra các blockchain dành riêng cho các ứng dụng một cách dễ dàng mà không cần phải code từ đầu.
- IBC giúp các blockchain không đồng nhất có thể chuyển mã thông báo, token hoặc dữ liệu cho nhau.
Nhược điểm
- Khi bạn staking Atom trên Cosmos cần đợi tối thiểu 3 tuần để thu hồi phần thưởng từ việc staking.
- Số tiền từ việc staking có thể bị hủy nếu validators hoạt động sai.
- Đồng ATOM có sự dao động mạnh về giá trị bởi sự ảnh hưởng từ bitcoin.
- Dần dần có nhiều đồng tiền ảo ra đời cạnh tranh với ATOM.
Có nên đầu tư vào Cosmos trong thời điểm hiện nay?
Cosmos có thể có nền công nghệ khiến nhiều người có cái nhìn khác về blockchain. Trong tương lai, các giao thức có thể giao tiếp và sử dụng tài nguyên của nhau. Điều này nhờ vào việc giới thiệu khả năng tương tác với không gian blockchain của Cosmos. Cosmos sẽ cách mạng hóa mọi blockchain sắp được tạo ra trong tương lai gần.
Tuy nhiên với những nhược điểm mà crypto đã phân tích ở trên cũng khiến nhiều nhà đầu tư phân và lo lắng. Hiện tại cũng có nhiều dự án cung cấp các dịch vụ tương tự như Cosmos như: Chainlink, Avalanche và Polkadot. Mức độ cạnh tranh sẽ rất cao.
Vấn đề có nên đầu tư vào hệ sinh thái Cosmos (Atom) vào thời điểm hiện tại hay không tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Đó là sự lựa chọn dành riêng cho mỗi nhà đầu tư. Atom sẽ là khoản đầu tư dài hạn có tiềm năng nếu thị trường tiền điện tử còn có giá trị trong suy nghĩ của mọi người.
Hiện tại, từ đầu năm 2023 thị trường tiền ảo đang có nhiều sự biến động mạnh. Nếu thị trường bitcoin sập thì chắc chắn Cosmos cũng chịu cảnh tương tự. Hãy đầu tư thì rót một số vốn nhỏ đề phòng khả năng rủi ro từ thị trường.
Qua nội dung của bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rất nhiều về hệ sinh thái Cosmos (Atom). Nếu bạn đang muốn đầu tư vào các dự án của Cosmos thì hãy tìm hiểu kỹ về mọi mặt để có quyết định đúng đắn nhất. Mong là với các thông tin trên phần nào giúp ích cho mọi người hiểu rõ hơn về hệ sinh thái này và quyết định đầu tư của mình một cách chính xác. Chúc bạn thành công nhé!